Tên thương mại: Tinh dầu Gừng, Ginger oil
Tên khoa học: Zingiber officinale
Nguồn gốc: Việt Nam, Ấn Độ
Phương pháp chưng cất: từ thân cây và rễ của cây Gừng
Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn: Viện Hóa học các hợp chất Thiên nhiên (Việt Nam)
Công dụng
Gừng thuộc họ thân rễ, có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc và Ấn Độ, sau đó dần phổ biến và được trồng sang các quốc gia khác tại châu Á và châu Âu. Với khả năng giảm đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, long đờm, sát khuẩn, giảm đau, kháng viêm, đột quỵ tim hay rối loạn kinh nguyệt, gừng thường được sử dụng như một loại gia vị hay bài thuốc tuyệt vời ngay từ thời xa xưa. Tinh dầu gừng được chiết xuất 100% từ củ gừng tươi với mùi thơm cay nồng đặc trưng của gừng, được coi là một phương thuốc kỳ diệu trong việc thư giãn, cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh thường gặp.
- Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, bệnh dạ dày: tinh dầu Gừng chống cảm giác say, buồn nôn rất hiệu quả khi đi tàu xe, hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Đây cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để chữa chứng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Rối loạn hô hấp: do khả năng làm nóng, kích thích cơ thể ra mồ hôi, long đờm, thông mũi, chống viêm tốt, tinh dầu gừng giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, cảm cúm, hen suyễn, viêm phế quản, khó thở, viêm xoang, viêm họng…
- Tăng cường lưu thông máu: sử dụng tinh dầu Gừng có thể ngăn chặn cũng như chữa trị các bệnh về tim mạch, rất hữu ích trong việc giảm cholesterol, ngăn ngừa cục máu đông, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng nghẽn mạch, giữ trạng thái máu ổn định, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và khả năng bị đột quỵ, cũng như giải độc, nhanh tan các vết bầm tím.
- Chữa viêm, giảm đau do chấn thương: hoạt tính từ tinh dầu Gừng thường được sử dụng trong y học truyền thống để giảm viêm, chống nhiễm trùng một cách tự nhiên, giúp giảm đau do căng cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu và đau nửa đầu.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, đem lại sinh lực cho cơ thể: như một loại tinh dầu thiết yếu, tinh dầu Gừng có thể kích thích tinh thần cũng như cơ thể, khiến bạn cảm thấy như được phục hồi lại năng lượng đã mất, tinh thần cũng trẻ khỏe hơn; cũng vì thế mà làm giảm căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Cách sử dụng
Tinh dầu Gừng được xem là loại tinh dầu tốt nhất trong mùa đông.
- Ổn định huyết áp, an thần: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu Gừng vào đèn đốt tinh dầu cho mùi thơm lan tỏa trong phòng.
- Điều trị ho, phòng cảm mạo, kích thích lưu thông máu, làm sạch bộ máy tiêu hóa: Thoa tinh dầu Gừng vào gan bàn tay, gan bàn chân, cổ hoặc nhỏ 3-5 giọt tinh dầu Gừng vào nước để tắm hoặc ngâm mình.
- Giảm đau cơ, chống sưng viêm, nhiễm trùng: Thoa tinh dầu Gừng xung quanh vết thương hoặc vùng bị đau. Nhẹ nhàng mát xa trong vòng 3-5 phút để tinh dầu thấm sâu dưới da.
- Chống say tàu xe: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu Gừng vào khăn tay để ngửi khi đi tàu xe.
- Giảm béo: Thoa trực tiếp tinh dầu Gừng vào vùng cơ thể cần giảm béo, mát xa trong vòng 20-30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn có thể kết hợp tinh dầu Gừng với các loại tinh dầu khác để tăng hiệu quả cao hơn khi sử dụng như tinh dầu Trầm hương, Đàn hương, Ngọc Lan tây, tinh dầu Cam – hoa Cam, tinh dầu Cúc La Mã…bạn có thể thử một trong các công thức sau để mát xa nhẹ nhàng trên cơ thể hoặc thư giãn trong bồn tắm tại nhà:
- Dầu nền, tinh dầu Hương thảo và Gừng: giải độc tố, giảm đau do căng cơ, đau khớp.
- Dầu nền, tinh dầu Gừng, cùng các loại tinh dầu Sả: giúp sát khuẩn, giải độc, làm ấm toàn thân.
- Dầu nền, tinh dầu Quế và Gừng: làm ấm, trị cảm cúm, cảm lạnh, khử mùi hôi, giảm đau cơ,.
- Dầu Olive, tinh dầu Gừng và Oải hương: giảm căng thẳng, dưỡng ẩm, làm da sáng và khỏe hơn.
Khuyến cáo và hạn sử dụng:
- Dùng được cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai.
- Không dùng với nồng độ cao, hoặc người có da mẫn cảm.
- Không nên sử dụng khi ra nắng do khả năng bắt nắng rất cao.
- Không có hạn sử dụng. Thời gian sử dụng tốt nhất được đề xuất là 4-5 năm kể từ ngày mua. Bảo quản tinh dầu nơi mát lạnh để duy trì tốt nhất đặc tính của tinh dầu.
Nguồn gốc tài liệu:
- Valerie A. W.The Complete Book of Essential Oils and Aromatherapy: Over 600 Natural, Non-Toxic and Fragrant Recipes to Create Health — Beauty — a Safe Home Environment 1991
- Battaglia S. The Complete Guide to Aromatherapy. 2nd edition, The International Centre of Holistic Aromatherapy, Australia, 2003
- Lauree W. Butterfly Miracles with Essential Oils
- https://www.aromatics.com/products/essential-oils/ginger
- https://en.wikipedia.org/wiki/Ginger
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.