ĐỌC BÀI NÀY TRƯỚC KHI BẠN QUYẾT ĐỊNH MUA TINH DẦU
Các sản phẩm về hương liệu và tinh dầu trên thị trường hiện nay có 4 loại chia theo cấp độ từ thấp đến cao.
1. Thấp nhất là hương liệu (synthetic essential oils): các chất có mùi thơm tương tự tinh dầu, chỉ để tạo ra mùi thơm, ko có tác dụng trị liệu, dùng nhiều có hại.
Chất làm mát không khí, nước hoa, nước hoa nam giới, các sản phẩm làm sạch, các sản phẩm giặt là, và hầu hết tất cả các sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân khác có chứa nước hoa giả tạo trong phòng thí nghiệm từ dầu mỏ và một loạt các hóa chất, nhiều trong số đó không phải là tốt cho sức khỏe. Những mùi hương nhân tạo này cố gắng bắt chước hương thơm tự nhiên của tinh dầu với chi phí rất thấp, đó là lý do hàng đầu mà mọi người chọn chúng. Dầu tổng hợp cũng có khả năng tạo ra nhiều mùi hương lớn hơn và thậm chí tạo ra mùi hương mới mà dầu tự nhiên không thể. Những tinh dầu có thể điểm mặt chỉ tên ở Việt Nam chắc chắn là hương liệu có thể kể đến là tinh dầu hoa hồng, hoa sen, bạc hà, café, trà xanh….Bạc hà và hoa hồng thực ra là có tinh dầu nhưng bạc hà tổng hợp giá rẻ hơn rất nhiều lâu dần người dân không trồng nữa, còn tinh dầu hoa hồng thì quá hiếm, đa số được các công ty nước hoa cao cấp mua hết, nên giá trên thị trường cực đắt.
Nhìn chung, có hàng chục các hóa chất thông dụng trong các sản phẩm này, 95% trong số chúng có nguồn gốc từ các phụ phẩm dầu mỏ: Benzaldehyde, benzyl acetate, propylen glycol, paraben và sunfat
Dầu khoáng (mineral oil) và thạch dầu (petroleum jelly) là hai sản phẩm phụ của sản xuất dầu mỏ. Chúng không có nguồn gốc tự nhiên, thực vật và không bao giờ nên được sử dụng trong thế giới của trị liệu bằng hương thơm. Dầu khoáng được sử dụng trong dầu em bé và nhiều chất làm ẩm thương phẩm vì nó là một loại dầu rẻ tiền để sản xuất. Tuy nhiên, các thành phần này có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, ngăn không cho da thở tự nhiên, ngăn ngừa sự hấp thụ dầu thiết yếu, ngăn chất độc thoát ra khỏi cơ thể thông qua quá trình đổ mồ hôi tự nhiên và chúng có thể ngăn chặn khả năng hấp thu các vitamin tự nhiên trong quá trình trao đổi chất của da.
Các nhà sản xuất nước hoa tổng hợp phải thêm dung môi hóa chất để làm cho mùi hương tổng hợp của họ lan truyền và hòa tan vào không khí. Họ cũng thêm các hóa chất khác để làm cho các phân tử thơm trong không khí trở nên bám dính vì vậy chúng sẽ bám vào quần áo, tóc, đồ gỗ và da. Điều này gây ra mùi hương kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày hoặc hàng tháng.
Cách tránh “tinh dầu từ dầu mỏ” này hiện giờ không biết phải làm sao, mình chỉ có bí quyết nhỏ là vào tiệm nào mà thấy có bán tinh dầu hoa hồng, hoa sen, trà xanh đủ kiểu là bước ra và không bao giờ quay đầu lại, không phải vì tất cả hàng hóa của họ là hương liệu, mà bởi vì người bán không phân biệt được đâu là tinh dầu, đâu là hương liệu tổng hợp thì không đáng tin.
2. Tinh dầu thiên nhiên kém chất lượng: đang bán tràn lan trên thị trường, ngửi mùi thì giống nhưng tác dụng trị liệu kém vì bị pha nhiều thứ khác.
Có nhiều chất xúc tác để nông dân thu hoạch được lượng dầu nhiều hơn lượng tinh dầu theo định mức nếu chiết xuất đúng quy cách, và các bác nhà ta cứ thoải mái làm. Ví dụ thêm dầu hỏa trong quá trình chưng cất. Hoặc pha trộn các loại cây rẻ tiền có nhiều tinh dầu, ví dụ tràm có pha chổi xuể (một loại cây phổ biến ở miền Trung cho mùi giống tràm, có nhiều tinh dầu nhưng có rất ít cineol trong đó).
Đau lòng ở chỗ Việt Nam là vùng nguyên liệu cho sả java, cho tràm, mà lượng tinh dầu đủ chất lượng xuất khẩu đi lấy ngoại tệ về không nhiều. Tinh dầu không đủ chất lượng ấy bán cho ai?
Cách tránh loại dầu này, là do kiến thức và thông tin của người mua thôi.
Nên mình rất sợ mua tinh dầu nhà làm, theo kiểu truyền thống, vì có những kỹ thuật nho nhỏ truyền lại giúp tăng năng suất cho tinh dầu nhưng lại vô tình làm chất lượng tinh dầu kém đó. Đoán là việc cho dầu hoả đã thành cẩm nang lưu truyền giữ cho lá tươi và tối ưu hoá lượng tinh dầu chiết được.
Một kiểu thứ hai mà hiện giờ khá phổ biến ở các tinh dầu được làm ở quy mô lớn từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, đó là dùng các tinh dầu không đạt tiêu chuẩn hoặc tinh dầu đã bị chiết xuất thành phần chính để làm nguyên liệu đầu vào cho dược liệu và nước hoa cao cấp, pha thêm thành phần chính (đã bị chiết) bằng hương liệu tổng hợp. Ví dụ thêm cineol vào khuynh diệp hay tràm để tinh dầu đạt chuẩn khi test thành phần.
3. Tinh dầu thiên nhiên nguyên chất đạt chất lượng: hiện đang được các công ty bán và phân phối khá nhiều, là tinh dầu đạt tiêu chuẩn như quy định.
Đọc lại phần phía trên để biết tinh dầu thế nào là đạt tiêu chuẩn như quy định. Tỷ lệ thành phần hợp chất có trong tinh dầu đủ để gọi đó là tinh dầu tràm, hay cúc la mã…được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, cho dù là bạn đang đọc bản kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn của Mỹ hay của Châu Âu.
Việt Nam vẫn chưa có đủ bộ quy định về tiêu chuẩn cho tất cả các loại tinh dầu, nên hiện tại đa số các công ty kiểm định tinh dầu theo các tiêu chuẩn rất mơ hồ như là Phiếu kiểm nghiệm từ Sở Y tế, sau đó tự công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.
Nói ngoài lề: Để đọc được giấy kiểm định thì cần nắm là cái thứ mình đang mua, mình quan tâm đến cái gì. Đa phần các bản test cho có test là các bản test các chất yếm khí, nấm mốc gì đấy trong sản phẩm. Cái chính là thành phần thì không test, giời ạ! Mình nói riêng cho test tinh dầu thôi nhé!
Và các bạn nên nhớ, kiểm định không đồng nghĩa là tốt, mà kiểm định cho bạn biết thành phần trong đó có gì. Có nhiều công ty muốn làm đàng hoàng và đi test nhiệt tình, gửi bản test cho khách hàng coi, mà không biết bản test nói cái gì. Vậy mới có tình huống thành phần đầy dung môi mà cứ tự tin “tự nhiên và có kiểm định” .
Chứng nhận kiểm định đáng tin cậy nhất tại Việt Nam hiện tại là các loại chứng nhận của
– Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên
– Trung tâm dịch vụ Phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh
– Quatest 1, 2, 3, Vinacontrol tại các tỉnh thành
Dân trong nghề coi trọng người kiểm định viên hơn là đơn vị test. Nước ngoài sẽ chỉ định kiểm định viên họ tin tưởng vì khả năng đọc chính xác thành phần cần được đào tạo, rèn luyện và thực chiến.
4. Tinh dầu thiên nhiên tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế: là tinh dầu được sản xuất theo quy trình sạch, từ giống cây, đất trồng, nước tưới, nồi cất và quy trình đóng chai.
Đây là loại tinh dầu được kiểm soát chặt chẽ tháng 1 lần bởi các tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ, không được chứa các chất thuốc trừ sâu, chất dị ứng, các chất bảo vệ thực vật, các chất gây ung thư và biển đổi gen. Để làm được điều này, các đơn vị cung cấp tinh dầu hữu cơ phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong toàn bộ các quá trình:
– Trồng và thu gom nguyên liệu: cung cấp cho nông dân và người thu gom những chỉ dẫn về các quy tắc và phương pháp hữu cơ,và huấn luyện họ các bước thực tiễn của quá trình trồng cây hữu cơ (như ủ chất liệu hữu cơ, luân canh, …), nhấn mạnh vào tính bền vững và sự tôn trọng môi trường tự nhiên.
– Sản xuất tinh dầu: thiết lập các đơn vị chế biến gần khu vực thu hoạch, nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển. Nước được sử dụng để chưng cất được tái chế ở những nơi có thể, và chất thải được thu hồi sau khi chưng cất được ủ hoặc được làm khô và sử dụng làm mùn hoặc nhiên liệu.
– Kiểm tra chất lượng tinh dầu: làm việc với các phòng thí nghiệm chuyên biệt để phân tích từng lô dầu sản xuất và đảm bảo chất lượng cao nhất quán, sàng lọc ngẫu nhiên cho dư lượng chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu, phthalates và kim loại nặng.
– Chứng nhận hữu cơ cho từng thị trường: cung cấp được chứng nhận hữu cơ 6 tháng/lần cho các loại tinh dầu đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Hiện nay các chứng nhận uy tín có BIO Certificate của EU, NOP Certificate của Mỹ (tuân thủ theo tiêu chuẩn của USDA). Ví dụ xem ở đây
Tinh dầu cấp cho các sản phẩm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt theo luật Do Thái sẽ cần có KOSHER Certificate.
Vậy kết luận mua tinh dầu ở đâu?
1. Các nơi làm homemade, nếu người sản xuất ở đó có kiến thức về chiết xuất tinh dầu hay làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ thì bạn có thể an tâm là tinh dầu đó không phải hương liệu tổng hợp (niềm tin cho người đứng đầu). Xài được.
Còn tinh dầu đó có dùng tốt cho việc hỗ trợ trị bệnh hay phòng bệnh thì phải dựa theo chất lượng thành phần trong tinh dầu. Cái này phải test mới biết. Mà sẽ không ai đi test cho bạn từng lô tinh dầu sản xuất đâu. Vì đa phần làm homemade quy mô nhỏ, làm B2C nên không đủ chi phí làm mấy cái test này thường xuyên đâu. Mua xài ổn cho việc có mùi hương tự nhiên trong nhà, giá thành hợp lý.
Như đi Bhutan mua sả chanh, đi Đồng Tháp Mười mua tràm, đi Pháp mua oải hương hihi
Mình cũng thích tinh dầu của các đơn vị tự sản xuất tinh dầu vì mình tin người đứng đầu nên mình tin là họ làm tinh dầu đàng hoàng, không pha trộn dung môi các kiểu. Nhưng bán hàng thì mình cần phải có test, kiểm định các kiểu, khác với mình mua cho mình xài.
2. Các công ty có cung cấp thường xuyên giấy kiểm định như mình nói ở trên. Hiện giờ mình thấy cũng khá nhiều nơi có. Nhất là các công ty có hướng xuất hàng đi nước ngoài.
Để hàng xuất đi nước ngoài cho các công ty chuyên tinh dầu hữu cơ trên thế giới, các nhà sản xuất phải làm đủ các loại test, xong bên lấy hàng họ còn dùng các đơn vị độc lập test lại, mức độ test sâu và cao cấp hơn các test tại Việt Nam. => coi như có bộ lọc cho mình.
Các công ty đầu tư phòng thí nghiệm riêng, nếu họ làm có tâm, test mỗi lô hàng đầu vào thì cũng an tâm là họ biết họ bán cái gì. Còn họ biết họ đang bán thứ không tốt mà vẫn bán thì nó qua phạm trù đạo đức kinh doanh rồi.
3. Các trang bán hàng của nước ngoài tinh dầu đã được giới chuyên môn xài tinh dầu đánh giá cao.
#AnOrganics #An_Organics
#tinhdauthiennhiennguyenchat #tinh_dầu_thiên_nhiên_nguyên_c
#tinhdauhuuco #tinh_dầu_hữu_cơ
#tinhdau #tinh_dầu
#mua_tinh_dầu_ở_đâu