Để viết những gì mà các bà mẹ trẻ cần biết về bệnh của bé, và cách dùng tinh dầu hỗ trợ bé trong các giai đoạn phù hợp nhé, cần nhiều chương và nhiều hồi :-). Để đọc đỡ ngán, mỗi 2 ngày mình viết một chút nhé.
Phần lớn các rối loạn hô hấp, theo triết lý Ayurvedic, được gây ra bởi:
- Thời tiết thay đổi
- Tiếp xúc với gió lạnh
- Thiếu tập thể dục hoặc tập thể dục quá mức;
- Đau buồn và buồn bã: phổi nằm gần tim và nỗi đau cảm xúc thường ảnh hưởng không tốt đến phổi (nên ai hay bị cảm thì thử nhìn lại đời sống tinh thần mình chút).
- Chế độ ăn uống không phù hợp
- Nhiệt lượng trong người thấp
- Thực hành hít thở không đúng cách
- Nhiễm độc không khí
Điều trị theo phương pháp Ayurvedic cho hệ hô hấp là giải quyết chuyện mất cân bằng đường hô hấp thông qua việc sử dụng thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, thực hành bài tập hít thở và giải quyết các vấn đề về cảm xúc có thể góp phần gây ra các rối loạn về hô hấp.
(Con nít may quá mình chỉ giải quyết vài cái trong mấy cái nguyên nhân này thôi. Mà nói ra cho người lớn chú ý nha. Nhất là các bà mẹ nuôi con nhỏ nè!)
Trước khi đi vào chi tiết từng nhóm bệnh hô hấp trong các bài sau, thì An khái quát lại cho bà con nắm được thông tin cơ bản về các loại tinh dầu. Đa số các tinh dầu đều có các thành phần hỗ trợ các tính năng này, tuy nhiên sẽ có vài loại tinh dầu nổi trội hơn về mặt nào đó. Trong lúc ta không đủ tài chính để khuân về hơn 10 loại tinh dầu, và cũng để bớt rối não, thì bạn nên biết rằng 1 lọ tinh dầu bạn đang có, thường nó có ít nhất là 5 tính năng khác nhau đối với sức khỏe con người.
Đây là những loại tinh dầu chuyên biệt và sáng giá nhất để giải quyết các căn bệnh về hô hấp.
Chống viêm (Anti-inflammatory): có chất làm dịu cơn đau và giảm viêm
Tinh dầu: Cúc la mã, Nhũ hương hay Hương trầm, Oải hương, Hoắc hương
Kháng khuẩn (Antimicrobial): có chất tiêu diệt hoặc chống lại vi sinh vật gây bệnh
Tinh dầu: Cúc la mã, Khuynh diệp, Chanh, Sả chanh, Thông, Tràm trà
Chống co thắt (Antispasmodic): có chất làm giảm co thắt cơ trơn / xương
Tinh dầu: Cúc La Mã, Gừng, Oải hương
Chống ho (Antitussive:): có chất giúp giảm ho
Tinh dầu: Tràm, Khuynh diệp
Balsamic: một chất làm dịu phổi
Tinh dầu: Nhũ hương (Frankincense), Đàn hương (Sandalwood)
Thông mũi (Decongestant): có chất làm giảm hoặc hết nghẹt mũi
Tinh dầu: Thông, Tràm trà, Khuynh diệp, Tràm, Hương thảo
Loãng đàm (Expectorant): một chất hỗ trợ loại bỏ đờm hoặc chất nhờn
Tinh dầu: Tràm, Tràm trà, Khuynh diệp, Tràm, Hương thảo
Giảm sốt (Febrifuge): có chất làm giảm hoặc ngăn ngừa sốt; làm mát nhiệt độ cơ thể
Tinh dầu: Cúc la mã, Khuynh diệp
Miễn dịch (Immune Enhancer):: có chất tăng cường và hỗ trợ miễn dịch
Tinh dầu: Nhũ hương (Frankincense), Chanh, Sả chanh, Thông, Tràm trà
Làm loãng chất nhầy (Mucolytic): có chất hòa tan chất nhầy hoặc phá vỡ chất nhầy; được sử dụng để điều trị những tình trạng ở ngực liên quan đến tiết chất nhầy quá mức hoặc dày
Tinh dầu: Tràm, Tràm trà, Khuynh diệp, Tràm, Hương thảo
Đau buồn, buồn bã: thư giãn, lấy lại sự bình tĩnh, cân bằng và hồi phục.
Tinh dầu: Nhũ hương, Phong lữ, Sả chanh, Cam ngọt, Ngọc lan tây
Đọc qua thì các bà mẹ có thể hình dung được cơ bản là khi nào thì dùng tinh dầu gì rồi hen. An đã cố tình xếp các tinh dầu hữu hiệu nhất cho từng trường hợp lên hàng đầu.
Ví dụ: loãng đàm thì tràm là tốt nhất, rồi đến tràm trà, rồi đến khuynh diệp.
Chúc các bạn và gia đình một kỳ nghỉ lễ đầm ấm bên gia đình.