Close

Vượt qua Thủy đậu với Tinh dầu An Organics

Thủy đậu (Chicken pox)

Nhiều người trong chúng ta sẽ nhớ lại những ngứa ngáy, vết đỏ mà chúng ta phải chịu đựng khi còn nhỏ. Thủy đậu (Chicken pox) là tên phổ biến cho virut varicella-zoster, gây ra ngứa da và rất dễ lây lan. Loại vi rút này thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 4-10 tuổi, nhưng thủy đậu cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn chưa bao giờ mắc bệnh và chưa được miễn nhiễm. May mắn thay, có nhiều lựa chọn cho điều trị bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu được điều trị như thế nào? Trẻ khỏe mạnh nhất và người lớn bị thủy đậu thường không cần đến sự chăm sóc y tế hoặc điều trị bệnh thủy đậu. Trong hầu hết các trường hợp, vùng da bị nổi ban sẽ tự biến mất trong vòng khoảng hai tuần mà không có bất kỳ loại thuốc hoặc các can thiệp khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, vi-rút có thể gây ra các triệu chứng kéo dài hàng tháng hoặc, mặc dù rất hiếm, các biến chứng khác như sẹo hoặc viêm phổi.

Nếu bạn “lỡ” bị các triệu chứng của bệnh thủy đậu trong nhiều tuần hoặc thậm chí lâu hơn, có một số biện pháp khắc phục bằng các nguyên liệu có sẵn trong nhà để điều trị bệnh thủy đậu. Chúng bao gồm những thứ như tắm xoa bóp với bột yến mạch, sử dụng các sản phẩm chống viêm trên da và làm giảm đau cơ thể bằng các loại tinh dầu. Các phương pháp điều trị thủy đậu sẽ không “chữa bệnh” cho siêu vi khuẩn hoặc ngăn không cho nó lây lan sang người khác, nhưng chúng có thể hữu ích để giảm ngứa, viêm, triệu chứng sốt, nguy cơ nhiễm trùng và sẹo vĩnh viễn.

Thủy đậu rất dễ truyền nhiễm và lây lan dễ dàng từ người sang người. Bệnh thủy đậu có thể lan truyền ngay cả khi không có tiếp xúc trực tiếp vì vi rút có thể đi qua không khí thông qua các giọt nhỏ giọt hô hấp hít vào. Nó cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch da của người bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu thường xuất hiện trong khoảng từ hai đến ba tuần sau khi ai đó tiếp xúc với siêu vi khuẩn. Các triệu chứng thường gặp nhất của thủy đậu là:

  • Phát ban da đỏ nổi ban thường ngứa ngáy và khó chịu. Phát ban thường hình thành trên mặt, da đầu, ngực, lưng và, ở mức độ thấp hơn, trên cánh tay và chân. Thông thường một cơn thủy đậu sẽ hoạt động trong khoảng năm ngày trước khi vỉ đầy nước, vỡ và sau đó hình thành vảy.
  • Sốt thường kéo dài dưới 5 ngày và có thể gây ra các triệu chứng như cổ cứng, buồn nôn, đau nhức cơ thể, v.v.
  • Đau bụng và ăn mất ngon.
  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi, lo lắng (mệt mỏi) và lơ mơ.
  • Đôi khi ho khan và đau họng.

Bản thân mình rất bất ngờ khi bé ở nhà bị thủy đậu. Vì cơ bản là nhà mình chưa bao giờ tiếp nhận bất kỳ một bệnh lây nhiễm do virus theo kiểu này bao giờ: như bệnh tay chân miệng chẳng hạn. Mình cũng khá ỷ y khi không theo dõi tin tức và không biết rằng đang có dịch thủy đậu bùng phát và vì tin rằng cả nhà đều đã chích ngừa thủy đậu.

Trong khả năng bản thân thực tế của mình, mình chia sẻ cách mình hỗ trợ bé vượt qua những ngày khó chịu này như thế nào nhé.

NGUYÊN TẮC HẠN CHẾ LÂY LAN

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho tất cả các cá nhân trong gia đình

Đồng ý là Thủy đậu dễ lây lan ngay cả khi không có tiếp xúc trực tiếp vì vi rút có thể đi qua không khí thông qua các giọt nhỏ giọt hô hấp hít vào.

Khi thủy đậu phát bệnh, tức là mầm bệnh đã ủ và đã bắt đầu lây lan từ trước đó. Tuy nhiên, thời gian lây lan khiếp nhất sẽ là từ trước khi phát triệu chứng 02 ngày và sau khi phát triệu chứng 4-5 ngày. Tốt nhất là bản thân người bệnh và tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với người bệnh mang khẩu trang y tế thường xuyên.

Vật dụng của người bệnh cần được tách riêng sử dụng và trụng nước sôi sau khi ăn uống xong.

Quần áo nên được giặt riêng, trụng nước sôi, phơi nắng và ủi đồ (ủi đồ cả nhà nha mọi người).

2. Hạn chế tiếp xúc với bên ngoài

Chuyện tránh nắng, tránh gió là tiên quyết rồi. Để người bệnh trong phòng thoáng mát và đi lại trong nhà bình thường nhưng tránh nói chuyện và tiếp xúc không cần thiết.

3. Không gãi làm trầy xướt các mụn nước

Để làm được chuyện này thì cần giúp bé làm giảm cơn ngứa. Phía dưới mình sẽ trao đổi chi tiết.

4. Uống nhiều nước và kiêng cữ các loại thức ăn có thể gây ngứa nhiều nhất có thể.

Có liệt kê phần dưới nha.

CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ THỦY ĐẬU THEO ĐÔNG – NAM Y KẾT HỢP TINH DẦU

Vì ngay từ đầu, đây là trường hợp bệnh do virus nên xác định là không có thuốc điều trị. Chỉ khi nào bé bị nhiễm khuẩn (bị bội nhiễm) thì mới xác định hướng điều trị tiếp theo.

Vấn đề là các bé sẽ rất ngứa ngáy khó chịu và nhiệm vụ của mình là chăm sóc để bé vượt qua được chuyện ngứa này để vết mụn nước mau lành, và khi vỡ ra cũng không bị nhiễm khuẩn.

Với kiến thức và kinh nghiệm dùng tinh dầu, mình chia sẻ cách để giúp bé vượt qua những ngày khó chịu của thủy đậu bằng việc sử dụng tinh dầu.

1. Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ

Mình tắm cho bé bằng Cetaphil. Cetaphil không bọt, dịu nhẹ, có thể dùng để tắm khô nên phù hợp dùng cho những trường hợp này. Bôi lớp Cetapphil nhẹ nhàng để lấy sạch lớp mồ hôi cho bé. Dùng nước mát tắm lại cho sạch. Việc tắm cần nhẹ nhàng để các mụn nước không bị vỡ mà da bé vẫn sạch sẽ. Lấy một khăn mềm, thấm khô cơ thể, tuyệt đối không chà xát.

2. Dùng tinh dầu Cúc La Mã

 

Dùng tinh dầu Cúc La Mã kiên nhẫn bôi từng nốt mụn nước cho bé. Vì mình sẽ không biết nốt vỡ ra khi nào nên mình bôi hết. Việc bôi này có 04 tác dụng:

  • Giúp cho bé giảm ngứa, giảm đau ngay tức thời. Bôi cúc la mã giúp bé giảm ngứa ngay lập tức khoảng 80%. Sau đó khoảng 2 tiếng bé sẽ ngứa lại.
  • Trong trường hợp các vết mụn có vỡ, tinh dầu cúc la mã giúp sát khuẩn, kháng viêm ngay tại chỗ.
  • Suốt thời gian phát bệnh, cơ thể bé sẽ sốt nhẹ, tinh dầu cúc la mã giúp bé giảm sốt.
  • Tinh dầu cúc la mã với tác dụng giảm đau, an thần, giúp bé dễ ngủ hơn nhiều so với việc không dùng.

Mình bôi cúc la mã cho bé ngày 03 lần. Sáng, chiều và tối trước khi ngủ.

3. Tinh dầu Tràm, Khuynh DiệpTràm Trà

Tinh dầu nào cũng được, 1 trong 03 loại và xông liên tục quanh nhà. Việc xông tinh dầu giúp không khí thanh lọc tốt hơn, hạn chế phần nào việc virus lây lan qua không khí.

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2211558715000734

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2994788/

Bản thân mình đề nghị người bệnh và những người tiếp xúc với bé, rửa tay sau khi tiếp xúc và dùng tinh dầu sát khuẩn tay trước khi đụng vào các vật dụng có khả năng xài chung trong nhà như máy tính, đàn piano, trước khi ăn cơm….


4. Dầu Mù U hoặc Tinh dầu Nghệ

Phòng trường hợp sợ bé bị sẹo, ngay khi các mụn bắt đầu khô và đóng vảy, nên dùng dầu mù u cho bé. Quá trình lên da non cũng sẽ gây ngứa không kém quá trình mọc mụn. Mù U kích thích mọc da non, kháng viêm nhẹ, giúp giảm ngứa và tốc độ hồi phục da nhanh hơn.

Tinh dầu nghệ phù hợp để thoa một vùng nhỏ nhưng như các bạn hình dung, trên người có 100 vết lở thì việc dùng tinh dầu nghệ sẽ gây nóng da. An toàn và hiệu quả nhất vẫn là mù u.

5. Thuốc Đông Y

Nhiều thang thuốc Đông Y có thể nấu cho bé uống để hạn chế nhiễm khuẩn, giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Mình không có thời gian để làm việc sắc thuốc cho bé, nên chọn duy nhất một loại thuốc Đông y có thể dùng làm trà kết hợp giải nhiệt trong cơ thể. Đó là kim ngân hoa. Kim ngân hoa mua về nấu lấy nước cho cả nhà uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y về liều dùng phù hợp. Do tính năng thải độc lớn, nên kim ngân hoa không phù hợp dùng cho phụ nữ có thai.

https://www.yhoccotruyen.org/ViewDuocViDetail.jsp?dvid=222&kw=kim%20ng%E2n%20hoa&md=search

Nhiều nguồn tham khảo cho biết có thể dùng kim ngân hoa nấu nước tắm cho bé. Mình chưa thử nên không có ý kiến.

6. Ăn uống

Tổng hợp từ khoa học đến truyền thống thì có những loại thức ăn sau đây nên hạn chế:

  • Hải sản
  • Thịt các loại (trừ thịt heo)
  • Các loại hoa quả nhiều axit như cam, chanh, bưởi
  • Các loại hạt.
  • Nước tương
  • Gia vị các kiểu
  • Rau muống
  • Trứng, sữa, cà phê và chocolate
  • Đường

Khuyến khích ăn

  • Thịt heo
  • Hoa quả nhiều vitamin C và A như táo, dưa hấu, đu đủ. Nhà mình ép cho bé 1 ly dưa hấu + cho ăn 1 trái táo mỗi ngày
  • Thực phẩm nhiều L-Lysine: rau xanh các kiểu (cải xoong, thì là, rau mùi, rau bina, rau dền), hạt quinoa.
  • Các loại rau củ thanh đạm: bí, bầu, bí đỏ, cà rốt, khoai tây

Có những loại rau củ được dân gian khuyến cáo không nên là khoai lang, đậu các loại…mà mình kiêng qua thì cũng kg biết ăn gì nên cho ăn ít. Nhưng các sản phẩm từ đậu nành thì tuyệt đối kiêng nhé.

Mong là bài viết hỗ trợ được ba mẹ một phần nào đó khi bé bị thủy đậu nhé.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

An Organics.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *